Tóm tắt nội dung
Bạn quan tâm đến hoạt động kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp, khởi nghiệp trên thị trường sẽ được nghe nhiều về thuật ngữ M&A.
Cụm từ M&A được nhắc đến nhiều, nhưng có rất ít người hiểu được bản chất của M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến và cả quy trình thực hiện như thế nào? Tại sao lại có M&A? Chia sẻ dưới đây sẽ lý giải về thuật ngữ M&A trong kinh doanh cho bạn đọc quan tâm.
Hiểu về thuật ngữ M&A
Thuật ngữ M&A được nhắc đến nhiều những năm gần đây. Là những thương vụ thâu tóm, sáp nhập giữa các doanh nghiệp. Nhưng bạn đã hiểu M&A là gì? Mục đích của hoạt động M&A là gì?
Thuật ngữ M&A là gì?
M&A là viết tắt của cụm từ “Merger and Acquisition” có nghĩa là sáp nhập và mua lại.
Thuật ngữ M&A mô tả hoạt động dành quyền quản lý, mua lại và sáp nhập giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Hoạt động có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp để làm chủ và quản lý kinh doanh. Tại đó:
- Hoạt động Merger – Sáp nhập là 1 phần hoặc toàn bộ tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ được sáp nhập vào doanh nghiệp khác. Đồng nghĩa sẽ chấm dứt hoạt động của công ty bị sáp nhập và hình thành một doanh nghiệp mới.
- Hoạt động Acquisition – Mua lại là cách doanh nghiệp chủ trả một khoản tiền, theo thương lượng của 2 bên. Đồng thời, doanh nghiệp nhỏ, vừa bị mua lại sẽ chịu sự quản lý của doanh nghiệp lớn hơn. Chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn sẽ đồng thời là người sở hữu hợp pháp của công ty bị mua lại.
Mục đích của các thương vụ sáp nhập và mua lại là gì?
Hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, với mục đích cụ thể có thể kể đến như:
- Công ty lớn mua lại công ty nhỏ không chỉ đơn thuần là việc sở hữu cổ phần, mà nhằm giành quyền kiểm soát, tham gia các quyết định biểu quyết quan trọng trong hoạt động làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.
- Hoạt động M&A không phải là hoạt động đầu tư thông thường. Chủ doanh nghiệp lớn sẽ mua và sở hữu số cổ phần đủ lớn để tham gia các quyết định của hội đồng quản trị trong kinh doanh.
- Mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp mang lại cơ hội tăng thị phần khách hàng, giảm đối thủ cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty lớn.
- Công ty lớn mua lại sẽ tận dụng được bộ máy, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp vừa bị sát nhập.
Các hình thức M&A phổ biến
Hoạt động M&A là hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh công bằng.
Doanh nghiệp yếu hơn sẽ bị thâu tóm, mua lại và sáp nhập, quản lý bởi công ty có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, trong nhiều trường hợp. Các hình thức mua và sáp nhập doanh nghiệp phổ biến hiện nay:
- Hình thức sáp nhập và mua lại theo chiều dọc – Hình thức diễn ra với 2 doanh nghiệp hoạt động có cùng một giá trị sản xuất, dịch vụ. Điểm khác biệt giữa 2 công ty là giai đoạn sản xuất mà mỗi đơn vị đang thực hiện. Một ví dụ đơn giản dễ hiểu như: Công ty sản xuất cà phê mua lại chuỗi cửa hàng cung cấp cafe. Mục tiêu của hình thức M&A này là nhằm đảm bảo sự thống nhất và không bị gián đoạn của chuỗi cung ứng.
- Hình thức sáp nhập và mua lại theo chiều ngang – Hình thức diễn ra ở 2 doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ và là đối thủ trực tiếp của nhau. Mục tiêu của thương vụ là mở rộng thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Hình thức sáp nhập và mua lại kết hợp – Loại hình M&A mua lại của các doanh nghiệp cùng cung cấp cho một đối tượng, khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ cung cấp lại khác nhau, có sự bổ trợ tương hỗ cho nhau, tạo nên tập đoàn lớn. Mục tiêu của thương vụ là mở rộng thị trường, tiếp cận những lĩnh vực kinh doanh mới trên nền tảng có sẵn.
Ví dụ về một Quy trình thực hiện M&A
Quy trình thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại như thế nào?
Hoạt động M&A ngày càng phổ biến, là cả một quá trình thực hiện đàm phán để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Thời gian đàm phán tùy thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp. Quy trình thực hiện M&A về cơ bản với các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu M&A tiềm năng. Chủ doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu rõ ràng của thương vụ, để lựa chọn đối tượng sáp nhập phù hợp.
- Bước 2: Đánh giá và lựa chọn đối tượng sáp nhập tiềm năng. Với các tiêu chí cụ thể về: lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, tệp khách hàng.
- Bước 3: Liên hệ để với đối tượng sáp nhập tiềm năng để đánh giá, tiếp nhận thêm thông tin, nhận định đối tượng phù hợp.
- Bước 4: Phân tích và đánh giá đối tượng, thương vụ sáp nhập. Doanh nghiệp lớn sẽ dựa trên báo cáo tài chính của đối tượng sáp nhập, phân tích và nhận định cơ hội, nhận định mức giá.
- Bước 5: Tiến tới quá trình đàm phán, đưa ra các đề nghị, điều kiện với doanh nghiệp sáp nhập. Hai công ty sẽ thực hiện nhiều cuộc đàm phán để đưa ra thống nhất cuối cùng.
- Bước 6: Thẩm định và đánh giá lại giá trị hiện tại của công ty sáp nhập. Doanh nghiệp mua lại cần kiểm tra lại các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh tế, sản xuất, nợ… Để đánh giá và thẩm định lại chắc chắn lựa chọn.
- Bước 7: Thực hiện hợp đồng mua bán.
- Bước 8: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty mua lại và công ty sáp nhập. Công ty mua lại sẽ nhận một số cổ phiếu mới trong danh mục mở rộng.
- Bước 9: Kết thúc quá trình sáp nhập và mua lại. Sau quá trình sáp nhập, 2 công ty, nhóm quản lý sẽ làm việc cùng nhau, dưới sự quản lý của doanh nghiệp mua lại. Phần lớn sẽ đảm bảo, các đơn vị bị sáp nhập vẫn có thể hoạt động như một công ty con bình thường.
Một số thương vụ M&A nổi bật tại Việt Nam
Xu hướng mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng nhiều. Có thể kể đến một số thương vụ M&A tại Việt Nam nổi bật như:
- Thương vụ tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi chi ra gần 5 tỉ USD thông qua công ty con để mua 343,66 triệu cổ phiếu Sabeco được hoàn tất vào cuối năm 2017 được xem là vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Masan đã bỏ ra 110 triệu USD để có thêm 31% cổ phần ở chuỗi thức uống Phúc Long, nâng tỉ lệ sở hữu lên 51%. Với giá trị giao dịch này, định giá vốn cổ phần của Phúc Long sau thương vụ là 355 triệu USD. Đây là một thương vụ khá đình đám ở Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam đang chống chọi với đỉnh điểm của đại dịch Covid 19 vào đầu năm 2022.
- Nằm trong chiến lược tái cấu trúc của Tập đoàn VinGroup nhằm hướng tới lĩnh vực Công nghiệp và Công nghệ , Masan và Vingroup đã công bố thương vụ hoán đổi giữa CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), đơn vị ở hữu Vincommerce và VinEco với công ty thuộc sở hữu của Masan là Masan Consumer Holding (MCH). Để thực hiện phi vụ sáp nhập này, Masan đã thành lập Crown X để sở hữu vốn của VCM và MCH, trong đó Masan sẽ sở hữu 70% cổ phần Crown X thông qua công ty The Sherpa và phát hành quyền chọn 30% cho bên bán đó là Vingroup.
- Thương vụ Central group mua lại BigC Việt Nam với số tiền 1.14 tỷ USD vào năm 2016. Tập đoàn Central Group với mục tiêu thâu tóm thị phần bán lẻ tại Việt nam. Trước đó, Central Groups có mua lại Nguyễn Kim, sau đó là Zalora tại Việt Nam.
- Thương vụ GIC Private Limited và Vinhomes – Quỹ đầu tư GIC Private Limited hoàn thành thương vụ M&A với Vinhomes, với giá trị 1.3 tỷ USD, vào năm 2018. Mục tiêu thương vụ mua 1 phần cổ phần Vinhomes và cung cấp cung cụ hỗ trợ để thực hiện các dự án.
Thương vụ M&A được nhắc đến nhiều trên thị trường, được nhiều người biết đến nhưng ít người hiểu rõ bản chất của sáp nhập và mua lại như thế nào.
Hy vọng những chia sẻ trên đây về M&A là gì? Mục đích và quy trình, các loại thương vụ sáp nhập và mua bán sẽ giúp bạn đọc hiểu về thuật ngữ này.