Tóm tắt nội dung
Thông tin được xem như là yếu tố đầu vào quan trọng khi muốn tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp (TĐGTDN). Vậy cần thu thập những thông tin nào? Yêu cầu về các nguồn thông tin ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần hiểu: thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước.
Mặc dù giá trị doanh nghiệp (DN) có thể phụ thuộc phần lớn vào những kỳ vọng trong tương lai, nhưng thông tin lịch sử cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ xác định những kỳ vọng này có thể đạt được hay không.
Cần nhận thức được mọi diễn biến kinh tế, xu hướng của ngành và bối cảnh ví dụ: triển vọng chính trị, chính sách của chính phủ, lạm phát và lãi suất và hoạt động thị trường. Các yếu tố như vậy có thể ảnh hưởng đến các DN trong các lĩnh vực khác nhau theo những cách riêng biệt.
Các thông tin yêu cầu
Các thông tin, tư liệu từ nội bộ DN
Đó là tư liệu về tình hình SXKD, các BCTC – kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân, uy tín kinh doanh… Trong đó cần lưu ý tới:
Bản chất của hoạt động kinh doanh và lịch sử của DN từ khi thành lập:
Lịch sử của một DN sẽ cho thấy sự ổn định hoặc không ổn định trong quá khứ, tăng trưởng hoặc thiếu tăng trưởng, sự đa dạng hoặc thiếu đa dạng của hoạt động và các sự kiện khác cần thiết để đưa ra ý kiến về mức độ rủi ro liên quan đến kinh doanh.
Thông tin cần thu thập bao gồm: bản chất của DN, sản phẩm hoặc dịch vụ, tài sản hoạt động và đầu tư, cơ cấu vốn, cơ sở nhà máy, hồ sơ bán hàng và quản lý. Các sự kiện trong quá khứ không có khả năng tái diễn trong tương lai nên được loại ra.
Giá trị sổ sách của cổ phiếu và tình hình tài chính của DN
Bảng cân đối kế toán cần được lấy tốt nhất là dưới dạng báo cáo hàng năm so sánh trong hai năm trở lên ngay trước ngày thẩm định, cùng với bảng cân đối kế toán vào cuối tháng trước ngày đó nếu được phép.
Cần có bản thuyết minh về các chỉ tiêu được ghi nhận trên bảng CĐKT, xem xét bất kỳ tài sản nào không tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN, chẳng hạn như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, v.v…
Khi tính toán giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, tài sản thuộc loại đầu tư cần được định giá lại dựa trên giá thị trường của chúng và giá trị sổ sách được điều chỉnh tương ứng.
Khả năng tạo ra lợi nhuận của DN
Các báo cáo kết quả HĐKD nên được lấy tốt nhất là từ 5 năm trở lên. Các khoản thu nhập, chi phí cần chi tiết nếu chúng có vẻ bất thường.
Có thể tách biệt các khoản thu nhập và chi phí không thường xuyên, để phân biệt giữa thu nhập từ HĐKD và thu nhập từ hoạt động đầu tư.
Hồ sơ thu nhập trước đây thường là hướng dẫn đáng tin cậy nhất về kỳ vọng trong tương lai, nhưng sử dụng mức trung bình 5 năm hoặc 10 năm tùy thuộc vào xu hướng hiện tại hoặc triển vọng trong tương lai.
Khả năng chi trả cổ tức
Cần xem xét khả năng chi trả cổ tức của công ty trong tương lai thay vì cổ tức chi trả thực tế trong quá khứ. Công ty cần phải giữ lại một phần lợi nhuận hợp lý để đáp ứng sự cạnh tranh.
Đôi khi cổ tức thực sự được chi trả trong quá khứ có thể không liên quan đến khả năng chi trả cổ tức của công ty trong tương lai.
Cổ tức là tiêu chí ít đáng tin cậy hơn các yếu tố khác vì việc thanh toán cổ tức đó là phụ thuộc vào các cổ đông kiểm soát. Cá nhân hoặc nhóm kiểm soát có thể thay thế tiền lương và tiền thưởng cho cổ tức, do đó làm giảm thu nhập ròng và làm giảm khả năng chi trả cổ tức của công ty.
DN có lợi thế thương mại hay giá trị vô hình khác hay không
Lợi thế thương mại được định giá dựa trên khả năng tạo ra tiền – dựa trên phần lợi nhuận vượt trội và cao hơn lợi nhuận bình thường của tài sản hữu hình.
Mặc dù yếu tố lợi thế thương mại có thể dựa vào thu nhập, các yếu tố như uy tín và sự nổi tiếng của DN, quyền sở hữu thương mại hoặc thương hiệu và lịch sử hoạt động thành công trong một thời gian dài ở một địa phương cụ thể, cũng đóng góp vào giá trị vô hình.
Thông tin về môi trường kinh doanh tổng quát
Đó là các thông tin về môi trường kinh tế, môi trường chính trị – pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường khoa học – công nghệ.
Thông tin về môi trường kinh doanh đặc thù (môi trường ngành)
Thể hiện qua mối quan hệ của DN với khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và cơ quan Nhà nước; triển vọng phát triển của ngành trong tương lai.
Trong đó, đối với triển vọng kinh tế nói chung và điều kiện, triển vọng của ngành cụ thể nói riêng: cần xem xét các điều kiện kinh tế hiện tại và tương lai kể từ ngày thẩm định, bao gồm cả nền kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành. Điều quan trọng cần biết là công ty có lợi thế so với các đối thủ cùng ngành hay không hoặc đang duy trì vị thế ổn định so với các đối thủ.
Triển vọng cạnh tranh không phải là một yếu tố có từ những năm trước nên được chú ý cẩn thận. Ví dụ, lợi nhuận cao do tính mới của sản phẩm; việc mất người quản lý của một DN có thể tác động làm giảm giá trị của cổ phiếu của DN đó.
Việc TĐGTDN đòi hỏi phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan như đã nêu trên, tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp, một số yếu tố có thể được đánh giá với trọng số cao hơn các yếu tố khác vì tính chất kinh doanh của công ty và mục đích TĐG là gì.