Cuộc cách mạng công nghiêp 4.0, nền kinh tế số hóa, chuyển đổi số đã trở thành những chủ đề bàn luận sôi nổi trong suốt những năm gần đây và càng đặc biệt nóng hơn trong bối cảnh toàn cầu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Có thể nói, chuyển đổi số đang là mối quan tâm của đại đa số các doanh nghiệp (DN), tổ chức trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội hiện nay. Phó Thủ tướng Vũ Đam đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nhiều cuộc hội thảo qui mô Quốc tế, quốc gia, cấp trường, các cuộc trao đổi tọa đàm giữa 3 bên: Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp đã và đang được các đơn vị tổ chức nhằm thấy rõ hơn cơ hội, thách thức, nguy cơ, lợi ích, chiến lược, giải pháp… trong bối cảnh chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các cuộc hội thảo, tọa đàm còn nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên đã chỉ ra rằng: Chuyển đổi số là một quá trình thiết yếu trong nền kinh tế số, giúp DN cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng doanh số, tăng thị phần, tiết kiệm chi phí vận hành, tăng lợi nhuận, giúp DN phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Do vậy, chuyển đổi số là cần thiết, quan trọng đối với mọi DN, bất kể qui mô. Chuyển đổi số là cơ hội của lịch sử để các DN vươn lên trong nền kinh tế số, mọi DN nên tận dụng cơ hội này.
Tuy nhiên, làm thế nào chuyển đổi số thành công đang là vấn đề mà nhiều DN đang tìm câu trả lời? Đó cũng là mối quan tâm của nhiều đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế, các trường đại học và viện nghiên cứu, trong đó có Viện Quản trị số.
- Tổng quan về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chuyển đổi số, tuy nhiên khó có một định nghĩa rõ ràng, đầy đủ vì mỗi đơn vị, DN hoạt động ở một lĩnh vực khác nhau. Trên giác độ chung nhất có thể định nghĩa như sau: Chuyển đổi số là việc tích hợp các công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của một đơn vị, tổ chức. Chẳng hạn đối với một DN thì chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ số vào các khía cạnh như: Quản lý nhân sự, quy trình sản xuất, bán hàng, hàng tồn kho, chi phí, marketing, quản lý dòng tiền… Nói một cách khác, chuyển đổi số trên cơ sở vận dụng công nghệ làm thay đổi mọi khía cạnh của một DN như: Cơ cấu tổ chức, phương thức vận hành, mô hình kinh doanh, quy trình làm việc, văn hóa DN…
Hiện nay có nhiều DN đã chuyển đổi số thành công, số hóa các hoạt động quản lý bán hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý dòng tiền, quản lý doanh thu, chí phí, thu thập và phân tích dữ liệu trên nền tảng số nên sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và thị phần do hiểu rõ nhu cầu khách hàng từng phân khúc thị trường. Chuyển đổi số đã giúp những DN này phát triển bền vững ngay cả trong bối cảnh rủi ro toàn cầu. Các quyết định của DN đều dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu từ thực trạng kinh doanh (“ nói có sách”) nên DN nhanh chóng đưa ra quyết định phù hợp như: Phát triển sản phẩm mới, loại bỏ những hoạt động không hiệu quả, tiết kiệm chi phí lưu kho, mở rộng khách hàng…). Có thể nói, chuyển đổi số thành công giúp DN (trực tiếp là lãnh đaọ) có thể thấu hiểu được hệ thống của mình, hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng…, từng quyết định của lãnh đạo được dựa trên số liệu thực của DN và các nguồn thông tin khác đã được thu thập và phân tích…
Tuy nhiên cũng không ít DN đã thua lỗ do những sai lầm trong nhận thức và hành động đối với chuyển đổi số. Đồng thời cũng không ít DN đang đứng ngoài cuộc chơi, nguy cơ thua lỗ, phá sản cao và cũng không ít DN đã phá sản.
Để chuyển đổi số thành công, DN cần có những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số có thể tìm hiểu được từ nhiều nguồn tài liệu phong phú trên các trang điện tử, các cuốn sách, bài viết…, tìm cho mình một lộ trình phù hợp…
Có nhiều quan điểm, cách thức và lộ trình khác nhau để DN thực hiện chuyển đổi số. Có thể nói không có DN nào chuyển đổi số hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên trên những nét chung nhất, khi chuyển đổi số DN cần thực hiện những công việc như sau:
1/ Trước hết cần chuyển đổi nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về chuyển đổi số: Lãnh đạo và nhân viên trong DN phải được trang bị kiến thức cơ bản về công nghệ số và chuyển đổi số trên cơ sở tự tìm hiểu, trải nghiệm thực tế để nhận thức rõ chuyển đổi số là gì ? Để làm gì? Ai làm ? Làm như thế nào?… Đặc biệt người lãnh đạo DN cần hiểu rõ: Chuyển đổi số là thay đổi chiến lược, quy trình, phương thức kinh doanh, cách thức vận hành DN trên cở sở ứng dụng công nghệ số, từ đó giao nhiệm vụ cho bộ phận IT thiết kế và thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo chứ không phải bộ phận IT phụ trách chuyển đổi số…
2/ Xây dựng văn hóa DN từ kinh doanh truyền thống sang môi trường số
Lãnh đạo và nhân viên trong DN phảihiểurõ văn hóa DN trong điều kiện DN thực hiện chuyển đổi số đó là “ văn hóa chia sẻ”: biết kỹ năng làm việc theo nhóm để thực hiện công việc chung, mỗi người là một mắt xích trong guồng máy chung.
Nền kinh tế số hóa cần có mối liên kết “sáng tạo mở”, đòi hỏi DN phải biết kết nối với mọi người trong DN và các đối tác trong bối cảnh môi trường số, kết nối với các chuyên gia và nhà khoa học trong các trường đại học, viện nghiên cứu để nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới – sản phẩm tích hợp số, để thực hiện quản trị DN trong môi trường số thành công.
3/ Xây dựng chiến lược chuyển đổi số: Lãnh đạo DN cần có tầm nhìn về chiến lược DN trong chuyển đổi số. Lãnh đạo và nhà quản lý các cấp trong DN cần xác định rõ nhu cầu, mong muốn của DN khi chuyển đổi số là gì, từ đó xác định rõ chiến lược chuyển đổi số phù hợp với DN là gì? (thay đổi tất cả cùng lúc về chiến lược kinh doanh, đào tạo nhân lực, thay đổi sản phẩm, thay đổi quy trình vận hành, thay đổi công nghệ, thay đổi quản trị DN …hay chỉ từng phần theo lộ trình).
4/ Đảm bảo nguồn nhân lực: Các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số DN đã chỉ ra rằng: Để chuyển đối số thành công, DN cần hiểu rõ: công nghệ không phải là “then chốt” mà nhân tố con người “mới là quan trọng” (không phải công nghệ dẫn dắt con người mà là con người vận dụng công nghệ trong vận hành DN mình) – chuyên gia cho rằng: “ công nghệ 4.0 cần con người 4.0”…
Để chuyển đổi số thành công, trước hết DN cần có những người lãnh đạo và nhân viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ để đáp ứng yêu cầu của DN trong môi trường số, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hiểu rõ văn hóa DN trong điều kiện DN thực hiện chuyển đổi số.
5/ Đánh giá nguồn lực của DN: Trên cơ sở chiến lược chuyển đổi số đã được xác định, DN cần đánh giá thực trạng nguồn lực của DN, trong đó xác định rõ nguồn lực nào giữ nguyên, nguồn lực nào cần thay đổi.
6/ Xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp: Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đầy khó khăn và rủi ro. Để đảm bảo thành công, DN cần xây dựng lộ trình phù hợp trên cơ sở xác định rõ nhu cầu, mong muốn và nguồn lực hiện có, nguồn lực tiềm năng của DN mình. DN cần xác định rõ chuyển đổi số là một quá trình dài. cần thực hiện liên tục trong thời gian dài theo lộ trình phân rõ từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo chuyển đổi số hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí, đảm bảo DN phát triển bền vững.
7/ Tổ chức thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình: DN tổ chức thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình đã xây dựng. DN cần triển khai thực hiện đến tất cả các bộ phận, cá nhân trong DN để “không một ai ngoài cuộc”. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả và cần thiết phải thay đổi lộ trình nếu mục tiêu chuyển đổi số đã thay đổi.
2. Viện Quản trị số đồng hành cùng doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số
Có thể nói, chuyển đổi số có thể mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức cho DN, đòi hỏi DN cần xác định rõ nhu cầu và khả năng thực tế của mình và cần tìm cho mình đơn vị tư vấn hỗ trợ có tâm, có tầm để đảm bảo thành công. Thực tiễn những năm qua bên cạnh những DN chuyển đổi số thành công đã có không ít DN thất bại, thua lỗ, thậm chí phá sản do thực hiện chuyển đổi số không phù hợp. Một trong những nguyên nhân chuyển đổi số không thành công là do DN đã không lựa chọn được “người đồng hành” phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân quan tâm tư vấn, hỗ trợ DN trong chuyển đổi số. Tuy nhiên DN cần nghiên cứu, tìm hiểu để lựa chọn cho mình một đơn vị đồng hành thích hợp nhằm đảm bảo chuyển đổi số thành công với chi phí hợp lý, giúp DN vẫn hoạt động và tăng trưởng bền vững ngay trong quá trình chuyển đổi số, cụ thể là hỗ trợ DN giải quyết những khó khăn vướng mắc trong 7 công việc cần làm đã nêu trên đây.
Viện quản trị số (IDA – Institute of Digital Administration) đã được thành lập và đi vào hoạt động, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thành công việc quản trị doanh nghiệp trong môi trường số, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý và thực hiện công việc hiệu quả trong môi trường số, đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Viện chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên và kết nối chặt chẽ với các cơ quan, đối tác, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trong tất cả các mảng quản trị doanh nghiệp và công nghệ, tiếp thu và phát triển những tri thức mới về kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong môi trường số, lan tỏa tinh thần phụng sự cho dân tộc của đội ngũ doanh nhân Việt. Viện quản trị số có thể đồng hành cùng các DN trong suốt chặng đường thực hiện chuyển đổi số, trên tất cả các khâu, cụ thể như sau:
1/ Viện thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn để giúp lãnh đạo và nhân viên trong DN nhận thức rõ nét hơn về chuyển đổi số: Bằng việc thực hiện các lớp đào tạo về chuyển đổi số, thực hiện các chương trình giao lưu trao đổi thực tế giữa DN với các nhà khoa học và các chuyên gia giàu kinh nghiệm về những cơ hội, khó khăn trong chuyển đổi số, đào tạo trực tiếp tại DN về chuyển đổi số, qua đó giúp lãnh đạo và nhân viên trong DN nhận thức rõ nét hơn về chuyển đổi số, hiểu rõ chuyển đổi số là một quá trình đồng hành của toàn DN mà không chỉ của lãnh đạo DN, càng không phải của chuyên gia tư vấn. Đây là yếu tố quan trọng giúp DN thành công.n
2/ Viện quản trị số hỗ trợ DN xây dựng văn hóa DN, chuyển từ kinh doanh truyền thống sang môi trường số
Thông qua các lớp đào tạo và tư vấn trực tiếp tại trụ sở DN, Viện Quản trị số giúp lãnh đạo và nhân viên trong DN phảihiểurõ văn hóa DN trong điều kiện DN thực hiện chuyển đổi số đó là: biết kỹ năng làm việc theo nhóm, tạo ra sự kết nối mọi người trong DN và giữa DN với các đối tác trong bối cảnh môi trường số, kết nối DN với các chuyên gia và nhà khoa học trong các trường đại học, viện nghiên cứu trong quá trình DN chuyển đổi số, giúp DN thực hiện quản trị DN chuyển đổi số thành công. Q
3/ Viện quản trị số hỗ trợ DN xây dựng chiến lược chuyển đổi số:
Lãnh đạo Viện và những chuyên gia của Viện quản trị số đã xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược tái cơ cấu DN, chiến lược chuyển đổi số … nên có thể hỗ trợ lãnh đạo và nhà quản lý các cấp trong DN trong xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Các chuyên gia của Viện hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh của các DN Việt nên có thể tư vấn cho DN xác định rõ nhu cầu, mong muốn của DN khi chuyển đổi số là gì, từ đó xác định rõ chiến lược chuyển đổi số phù hợp với DN.
nh 4/ Viện quản trị số hỗ trợ DN đào tạo nguồn nhân lực: Viện Quản trị số tụ hợp nhiều giảng viên tâm huyết từ các trường đại học trên các lĩnh vực quản trị DN và các chuyên gia về công nghệ thông tin, kết nối với các DN phần mềm, các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số DN nên Viện có thể hỗ trợ DN đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số cả trên lý thuyết và thực hành thực tế, trực tiếp hỗ trợ qua các phương tiện thông tin điện tử cũng như tại DN.
vựcy5/ Viện quản trị số hỗ trợ DN đánh giá nguồn lực của DN: Các chuyên gia của Viện quản trị số có thể giúp DN phân tích rõ thấy rõ các nguồn lực của DN như nguồn lực con người ( số lượng, tư duy, nhận thức, kỹ năng), nguồn lực tài chính., nguồn lực công nghệ thông tin…qua đó giúp DN xây dựng bức tranh tổng thể về nhu cầu và khả năng của DN khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó xác định rõ nguồn lực nào giữ nguyên, nguồn lực nào cần thay đổi, nguồn lực nào cần bổ sung (cả về công nghệ thông tin, sản phẩm, chuỗi cung ứng)…đổ
6/ Viện quản trị số hỗ trợ DN xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp: Đội ngũ chuyên gia của Viện quản trị số có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng thực tiễn chuyên sâu nên có khả năng giúp DN phân tích rõ thực trạng và tương lai, phân tích rõ mục tiêu, chiến lược của DN, cân đối giữa nguồn lực và nhu cầu thực tế để xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp, đảm bảo tính kế thừa, chuyển đổi số không ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại của DN, DN vẫn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và từng bước chuyển đổi số để DN từng bước phát triển vững chắc…ện
7/ Viện quản trị số hỗ trợ DN tổ chức thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình: Đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên của Viện quản trị số và các đơn vị hợp tác cùng Viện sẽ luôn đồng hành cùng DN trong suốt quá trình DN tổ chức thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình đã xây dựng, hỗ trợ DN theo dõi, đánh giá kết quả và cần thiết phải thay đổi lộ trình nếu mục tiêu chuyển đổi số đã thay đổi. Đặc biệt, Viện có thể luôn đồng hành cùng DN, hỗ trợ giúp DN tổ chức các hội thảo tại DN để cùng lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong DN hiểu rõ thực trạng, cơ hội và thách thức để quyết định và giải pháp phù hợp, tạo môi trường làm việc cởi mở và đổi mới.uản trị số định hư
3. Kết luận
Nền kinh tế số hóa và công cuộc chuyển đổi số đang tạo ra cơ hội và thách thức cho các DN hiện nay. Trong trường hợp DN chưa có đủ đội ngũ có kinh nghiệm và không đầy đủ nguồn nhân lực để thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình chuyển đổi số, DN nên tìm chọn một bên tư vấn đồng hành cùng DN.
Hãy đồng hành cùng Viện quản trị số trong chặng đường phát triển của DN bạn để đảm bảo tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và chi phí, thực hiện chuyển đổi số thành công, giúp DN bạn phát triển bền vững trong nền kinh tế số toàn cầu hiện nay, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà DN đã đặt ra!