Tóm tắt nội dung
Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, ngành kiểm toán cũng đang dần thay đổi để thích ứng với xu hướng của chuyển đổi số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc áp dụng công nghệ số trong nghề kiểm toán hiện nay có vẻ như đang bị tụt hậu so với sự phát triển công nghệ số trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Chuyển đổi số hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho công tác kiểm toán, tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế cần được khắc phục mới có thể nâng cao chất lượng kiểm toán, đáp ứng được kỳ vọng của công chúng vào kết quả kiểm toán.
Khái niệm chuyển đổi số hoạt động kiểm toán
Các lĩnh vực của nền kinh tế đều đang dần chuyển đổi số. Vậy lĩnh vực kiểm toán có cần chuyển đổi số không? Tất nhiên là có.
Chuyển đổi số hoạt động kiểm toán là gì? Chính là việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động kiểm toán của Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, từ đó tự động hóa quy trình kiểm toán, mở rộng phạm vi kiểm toán, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Xu hướng phát triển của kiểm toán trong thời đại số
Kiểm toán 1.0
Kiểm toán truyền thống ra đời và tồn tại trong nhiều thế kỷ với các công cụ thủ công như bút chì, máy tính đơn giản đáp ứng nhu cầu kiểm tra thông tin ở giai đoạn sơ khai.
Kiểm toán 2.0
Đến năm 1970, khi hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đã bắt đầu sử dụng máy tính trong công tác quản lý, kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT) ra đời. Tuy nhiên, chỉ một số lượng ít kiểm toán viên áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm toán (khoảng 15%).
Sự chậm chễ trong việc áp dụng CNTT trong công tác kiểm toán có thể được lý giải là do các kiểm toán viên truyền thống (là những người trước đó không được đào tạo về công nghệ thông tin) chưa được tiếp cận đầy đủ với các công cụ cho phép số hóa công việc của họ.
Kiểm toán 3.0
Sang giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng công nghiệp, ngành kiểm toán buộc phải tiếp tục thay đổi đáp ứng với môi trường mới.
Kiểm toán 3.0 xuất hiện nhanh hơn so với hai thế hệ trước đó, một phần là do các công cụ kiểm toán của thế hệ trước lỗi thời, chậm chễ trong phân tích khối lượng dữ liệu lớn “Big data” cùng với khối lượng các giao dịch ngày càng tăng.
Với kiểm toán 3.0, kiểm toán viên có thể tận dụng công nghệ số để thu thập một lượng lớn dữ liệu và bằng chứng kiểm toán phục vụ công tác kiểm toán, hay sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại liên quan đến một vài phán đoán đơn giản.
Kiểm toán 4.0
Với sự thúc đẩy của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đặt biệt là sự chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực đã thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động kiểm toán.
Với sự gia tăng của công nghệ số, kiểm toán 4.0 sẽ thay đổi đáng kể hoạt động kiểm toán bằng cách tự động hóa các quy trình hiện đại, rút ngắn thời gian kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán.
Đặc điểm chính của các giai đoạn phát triển của kiểm toán được khái quát qua bảng sau:
Kiểm toán 1.0 | Kiểm toán 2.0 | Kiểm toán 3.0 | Kiểm toán 4.0 |
– Kiểm toán thủ công- Công cụ: bút chì, máy tính cầm tay | – Kiểm toán công nghệ thông tin – Công cụ: Exel, CAATT, software | – Kiểm toán thông qua phân tích dữ liệu lớn- Công cụ: Các ứng dụng phân tích | – Bán tự động và tự động hóa kiểm toán – Công cụ: Cảm biến, CPS, IoT/S, thẻ RFID, GPS |
Lợi ích của chuyển đổi số hoạt động kiểm toán
Chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực kinh doanh sẽ tăng năng suất hoạt động của một doanh nghiệp lên rất nhiều lần. Các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng.
Khi đó, kiểm toán truyền thống sẽ với thời gian dài và chi phí tốn kém sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia với hàng triệu giao dịch sẽ là một công việc cực kỳ tốn kém thời gian và nhân lực.
Vậy chuyển đổi số sẽ mang lại lợi ích gì cho nghề kiểm toán?
Chuyển đổi số rõ ràng sẽ giúp nâng cao nhiều lần năng suất làm việc của các kiểm toán viên.
Một công ty kiểm toán hiện nay tại một thời điểm làm dịch vụ kiểm toán cho 10 doanh nghiệp thì trong tương lai có thể kiểm toán đồng thời cho 100 doanh nghiệp. Cụ thể:
- Trong công tác phân tích dữ liệu:
Các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, blockchain, phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn có thể được áp dụng trong hoạt động kiểm toán để thực hiện các nhiệm vụ phân tích dữ liệu mà trước kia được thực hiện thủ công.
Công ty kiểm toán có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích thông tin hiện đại để phân tích các giao dịch có tính lặp lại. Trí tuệ nhân tạo, rô bốt có thể được sử dụng để tiếp cận với hệ thống của khách hàng nhằm chiết xuất và phân tích thông tin.
Các công nghệ phân tích thông tin cho phép kiểm toán viên phân tích một lượng dữ liệu lớn liên quan đến các hoạt động của khách hàng. Thông qua các công cụ phân tích thông tin, kiểm toán viên có thể dễ dàng nhận biết các bất thường trong các giao dịch của khách hàng.
KPMG và Deloitte đã sử dụng một công cụ phân tích dự báo (preditive analytics) để phân tích khối lượng khổng lồ dữ liệu kế toán giúp nhanh chóng khoanh vùng những khu vực số liệu có vấn đề, từ đó đội kiểm toán tập trung vào phân tích khu vực số liệu này hơn, thay vì việc chọn mẫu như cách làm truyền thống. Công nghệ này giúp tăng chất lượng kiểm toán đồng thời giảm thời gian thực hiện xuống hàng chục lần.
- Chọn mẫu kiểm toán:
Việc sử dụng kỹ thuật hiện đại cũng cho phép kiểm toán viên kiểm tra 100% các giao dịch thay vì chỉ kiểm tra một mẫu các giao dịch.
- Gửi thư xác nhận:
Các phần mềm tự động có thể hỗ trợ việc lập các thư xác nhận. Công nghệ blockchain có thể giúp kiểm toán viên giảm thiểu các thủ tục kiểm toán như gửi thư xác nhận cho bên thứ ba, do các thông tin đã được lưu giữ trên hệ thống.
Blockchain không chỉ giảm bớt thời gian, chi phí cho các thủ tục kiểm toán, mà còn tăng độ tin cậy của thông tin do các giao dịch đã được xác nhận bởi các bên tham gia và lưu trữ tự động trên hệ thống mà không thể được thay đổi hay sửa chữa.
- Kiểm tra tính đúng kỳ:
Việc kiểm tra tính đúng kỳ của các giao dịch cũng dễ dàng hơn do việc khoá sổ các giao dịch đã được thể hiện trên hệ thống.
- Công tác kiểm kê tài sản:
Các rô bốt có thể tham gia các công việc đòi hỏi nhiều công lao động như việc kiểm kê tài sản một cách hiệu quả hơn rất nhiều so với việc kiểm kê do con người thực hiện.
Theo ICAEW, gần đây công ty kiểm toán PWC đã lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái (drone) vào việc kiểm kê hàng tồn kho tại một công ty trong lĩnh vực năng lượng. Công nghệ này có thể được sử dụng tại các khách hàng có khối lượng hàng tồn kho lớn tại các địa điểm khó tiếp cận như các doanh nghiệp khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp.
Kết quả cho thấy máy bay không người lái có thể thực hiện công việc kiểm kê trong 30 phút, trong khi con người sẽ cần 4 tiếng để hoàn thành công việc.
Như vậy, việc sử dụng các công nghệ tự động cho phép kiểm toán viên tập trung nhiều thời gian hơn vào các nghiệp vụ phức tạp, có mức rủi ro cao và tính không chắc chắn cao, các nghiệp vụ này cần khả năng xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của kiểm toán viên.
Với việc sử dụng dữ liệu lớn, kiểm toán viên có thể kết nối các dữ liệu rời rạc để xây dựng các chỉ số có tính dự báo nhằm xác định các nghiệp vụ có rủi ro cao và phát hiện các gian lận trong hoạt động. Kiểm toán viên cũng có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng nhờ khả năng phân tích dữ liệu.
Tuy nhiên kiểm toán viên cần tránh quá phụ thuộc vào các công cụ phân tích thông tin. Các kỹ thuật hiện đại này không thể hoàn toàn thay thế được cho kiến thức, xét đoán nghề nghiệp và tính hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Công nghệ chuyển đổi số hoạt động kiểm toán
CPS, IoT, IoS và các nhà máy thông minh là những công nghệ cốt lõi cho phép trí thông minh, tính linh hoạt, khả năng kết nối và định hướng Kiểm toán 4.0. Công nghệ khác, chẳng hạn như RFID, GPS và phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ thế hệ kiểm toán tiếp theo.
(1) Cảm biến:
Sự tiến bộ trong công nghệ hệ thống cơ điện tử và điện tử kỹ thuật số vào đầu thế kỷ 21 cho phép các cảm biến đa năng, năng lượng thấp, chi phí thấp. Những cảm biến này, với các chức năng thu thập, xử lý và giao tiếp dữ liệu, sẽ được sử dụng rộng rãi và có thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc thu thập dữ liệu.
Việc thu thập dữ liệu kiểm toán sẽ ngày càng tự động. Các cảm biến có thể đẩy nhanh việc thu thập dữ liệu đến mức thời gian thực với phạm vi dữ liệu rộng hơn nhiều.
Sử dụng các thiết bị này, kiểm toán viên có thể có được số liệu kế toán theo thời gian thực, các thông tin phản ánh hiệu suất, chẳng hạn như số lượng và chất lượng hàng tồn kho, giờ làm việc của nhân viên, mức tiêu thụ năng lượng,… và phát hiện kịp thời các lỗi hệ thống
(2) Hệ thống không gian mạng thực – ảo:
Một thiết bị khác có vai trò thiết yếu trong chuyển đổi số công tác kiểm toán là Hệ thống không gian mạng thực – ảo (CPS – Cyber Physical System), một công nghệ mới giúp máy tính nhúng, cảm biến và thiết bị truyền động vào một nền tảng tích hợp.
Trong bối cảnh của Kiểm toán 4.0, CPS có thể được sử dụng để giám sát và phân tích luồng dữ liệu, nhận ra các mẫu hành vi của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, phát hiện ra sự bất thường hoặc bất thường và thực hiện các hành động kịp thời.
Bằng cách tự động so sánh giữa thông tin được lưu trữ trong CPS và dữ liệu kế toán tương ứng trong hệ thống ERP, kiểm toán viên và nhà quản lý có thể nhận được thông báo theo thời gian thực nếu hồ sơ giao dịch vi phạm chuẩn mực kế toán.
(3) Internet of Things (IoT):
IoT là một mô hình trong đó các đối tượng vật lý được trang bị thẻ RFID, cảm biến hoặc CPS và được liên kết thông qua mạng cung cấp kết nối giữa các thiết bị, hệ thống và con người.
Kiểm toán viên có thể dựa vào công nghệ IoT để nắm bắt khối lượng lớn, cấu trúc thông tin khác nhau từ nhiều nguồn tài nguyên lớn trong thời gian thực.
(4) Internet of Services (IoS):
Với việc số hóa dịch vụ ngày càng tăng, mọi người có thể có được tài nguyên phục vụ tính toán, lưu trữ điện tử hoặc thậm chí là kiến thức chuyên môn thông qua Internet.
Với IoS, hoạt động kiểm toán đang dần chuyển sang các dịch vụ trực tuyến, số hóa với sự phát triển của công nghệ hệ thống ERP và số hóa thông tin kế toán.
(5) Các nhà máy thông minh và các sản phẩm thông minh:
Sự tiến bộ về cảm biến, CPS, IoT và IoS thúc đẩy một nhà máy thông minh, linh hoạt và an toàn mới, các nhà máy thông minh sẽ sử dụng một cách tiếp cận hoàn toàn mới để sản xuất.
Trong một nhà máy thông minh, việc sản xuất được bắt đầu bằng cách nhận các đơn đặt hàng với các yêu cầu tùy chỉnh thông qua mạng kết nối toàn bộ nhà máy và bên ngoài liên quan. Sau đó, nhà máy thông minh tạo ra một kế hoạch sản xuất dựa trên các khả năng và trạng thái của máy thu thập được từ mạng và tự động hướng dẫn nguyên liệu và sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Khi các nhà máy thông minh thu thập và tích hợp kế toán và thông tin liên quan đến kiểm toán khác trong toàn bộ chuỗi giá trị, kiểm toán viên có thể sử dụng các dữ liệu và chức năng đó để tạo điều kiện giám sát và kiểm soát luồng dữ liệu kế toán, thực hiện đánh giá, phán đoán và phòng ngừa với thời gian thực, xác định phạm vi kiểm toán.
Một số quy trình kiểm toán hiện tại có thể được tự động hóa trong bối cảnh các nhà máy thông minh, chẳng hạn như tự động hóa định giá và đo lường hàng tồn kho thông qua việc theo dõi vị trí và điều kiện của sản phẩm thông minh và xác thực tự động các giao dịch bằng cách sử dụng hồ sơ kế toán tương ứng từ các bên liên quan.
Hơn nữa, các kiểm toán viên có thể phân tích khối lượng dữ liệu lớn hơn từ các nguồn khác nhau để cung cấp chính xác đảm bảo dự đoán chính xác. Kiểm toán viên có thể là dự đoán doanh số dựa trên nhận xét và phản hồi của khách hàng
Kết luận
Trong một thế giới đang được số hóa mạnh mẽ, hoạt động kiểm toán cũng cần phải thay đổi đáng kể để thích ứng chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, các kiểm toán viên phải làm chủ công nghệ thông tin, làm chủ công nghệ số để thích ứng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.